Bài 15: Nước đi đặc biệt của Tốt

Bài 15: Nước đi đặc biệt của Tốt

Mục lục

I. Phong cấp tốt

Giống như những chiến sĩ anh hùng được thăng chức; Khi tốt đi hết chặng đường cam go, bão táp để tới được hàng ngang cuối cùng thì ta “phong cấp” cho nó. Lúc này, tốt được phong thành một trong các quân cờ sau: Hậu, Xe, Mã hoặc Tượng (trừ Vua ra). Khi phong cấp, ta đưa tốt ra khỏi bàn cờ, đặt quân cờ khác thế chỗ.

Ví dụ 1:

Tốt trắng được phong hậu, đồng thời chiếu bí đen. Trong một số tình huống đặc thù, tốt được phong thành Xe hoặc Mã, Tượng.

Ví dụ 2:

Nếu tốt trắng phong Hậu thì sẽ chiếu bí.

Trong trường hợp này, trắng nên phong Mã.

Ví dụ 3:

Nếu tốt trắng phong Hậu thì đen sẽ rơi vào thế hết nước đi và hòa cờ.

Do đó trắng nên phong Xe để chiếu bí đen ở nước tiếp theo.

II. Bắt tốt qua đường

Khi một bên đi tốt một lúc 2 ô, nếu đối phương có tốt cùng nằm trên một hàng ngang và cột kế bên; Thì lúc này, tốt đối phương có thể ăn chéo 1 ô, nước đi đặc thù này gọi là Bắt tốt qua đường“.

Hình trên, khi tốt trắng tiến lên 1 ô thì tốt đen sẽ ăn. Nếu tốt trắng nhảy một lúc 2 ô thì sao ?

Tốt đen cũng ăn như trường hợp tốt trắng đi 1 ô, gọi là “Bắt tốt qua đường”.

Vào thế kỷ 13 khi người ta ban hành luật tốt có thể đi 2 ô ở nước đi đầu tiên thì điều đó có nghĩa là tốt ở cột d mất đi quyền bắt tốt cột e như trường hợp trên. Có vẻ không công bằng phải không ? Thế là từ đó có luật bắt tốt qua đường.

Hình trên, tốt trắng vừa đi 1 ô, liệu tốt đen có “Bắt tốt qua đường” ? Không thể, vì tốt trắng chỉ đi 1 ô.

Đen có thể dùng tượng bắt tốt trắng không ? Không thể, vì chỉ có tốt mới có thể “Bắt tốt qua đường”.

Đen có thể bắt tốt qua đường ? Không thể, chỉ khi nào tốt đen nằm ở ô d4.

Hình trên, đen không buộc phải bắt tốt qua đường mà có thể lựa chọn tiếp tục tiến tốt phong hậu.

Đen không lập tức bắt tốt qua đường mà chọn đi vua. Liệu ở lượt sau, đen có được bắt tốt qua đường ? Không thể, đen đã mất quyền.

Cần nhớ về luật bắt tốt qua đường:

  1. Chỉ có tốt mới thực hiện nước đi này.
  2. Chỉ khi nào tốt đối phương “nhảy” một lúc 2 ô.
  3. Đây không phải là lựa chọn bắt buộc.
  4. Lựa chọn bắt tốt qua đường phải thực hiện ngay sau khi đối phương “nhảy” tốt.

III. Thực hành bắt tốt qua đường

Vẽ mũi tên chỉ nước bắt tốt qua đường nếu có.

Bài 1

Đáp án: Không có nước bắt tốt qua đường vì tốt đen không nằm cùng hàng với tốt trắng.

Bài 2

Bài 3

Đáp án: Không có nước bắt tốt qua đường vì tốt trắng chỉ đi 1 ô.

Bài 4

Đáp án: Không có nước bắt tốt qua đường vì tốt đen không nằm ở cột kế bên.

Bài 5

Đáp án: Tượng không thể, chỉ có tốt mới thực hiện được nước bắt tốt qua đường.

Bài 6

Bài 7

Đáp án: Không có nước bắt tốt qua đường vì tốt đen chỉ đi 1 ô.

Các khái niệm: phong cấp, phong hậu (xe, mã, tượng), bắt tốt qua đường.

Cờ thế – Đố vui. Haroun Al-Rashid là vị Khalifah thứ năm của nhà Abbas, tại vị từ năm 786 đến 809. Ông được xem là vị vua kiệt xuất, đưa nền chính trị và văn hóa của đế quốc Ả Rập lên tới tột đỉnh vinh quang. Chuyện kể rằng, năm 20 tuổi ông vừa thừa kế ngai vàng thì ngay lập tức phải đối mặt với họa xâm lăng từ đội quân của Kazir – Vua Hắc Ám. Trong trận chiến, vua Kazir đọc thần chú tàng hình và biến mất. Tuy Haroun không nhìn thấy được Kazir nhưng ông vẫn có thể chiếu bí đối phương trong vòng một nước. Bạn có biết đó là nước nào không ?

Đế chế của vua Haroun Al-Rashid